Góc khuất chiến dịch “Nhát quét cuối cùng” của Mỹ ở Việt Nam

Huy động lực lượng đặc nhiệm hải quân cực đông đảo, hiện đại nhất hành tinh, thế nhưng chiến dịch 'Nhát quét cuối cùng' ở miền Bắc Việt Nam của Hải quân Mỹ không có được kết quả như mong đợi.

 

Dựa theo các điều khoản hiệp định Paris tháng 1/1973, từ tháng 2/1973, lần đầu tiên các tàu chiến Hải quân Mỹ được cho phép tiến vào bờ biển, cửa biển Việt Nam thực hiện việc rà phá tất cả thủy lôi đã ném xuống phong tỏa các tuyến đường sông miền Bắc Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh xâm lược. Trong ảnh, tàu đổ bộ USS Washtenaw County (LST-116) được cải tiến mang theo thiết bị phá thủy lôi trên vùng biển Hải Phòng, ngày 20/6/1973. Ảnh: Wikipedia

Để chuẩn bị cho chiến dịch quy mô này, Hạm đội 7 Thái Bình Dương đã thiết lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân đồ sộ với trang thiết bị cực kỳ hiện đại tập trung sẵn sàng ở vịnh Subic, Philippines. Ngày 28/1/1973, chỉ một ngày sau khi hiệp định Paris ký kết - lực lượng đặc nhiệm 78 rời Philippines đến Hải Phòng. Ảnh: Wikipedia

Chiến dịch mang tên " Nhát quét cuối cùng" chính thức được khởi động ngày 6/2/1973 với sự tham gia của 4 tàu quét mìn USS Engage (MSO-433), USS Force (MSO-445), USS Fortify (MSO-446), USS Impervious (MSO-449) và hai tàu hộ tống gồm tàu frigate US Worden (DLG-18) và khu trục hạm USS Epperson (DD-719). Ảnh: Wikipedia

Đến ngày 27/2/1973, Hải quân Mỹ tiếp tục triển khai thêm 7 tàu đổ bộ chở máy bay khổng lồ gồm USS Tripoli (LPH-10), USS New Orleans (LPH-11), USS Inchon (LPH-12), USS Dubuque (LPD-8), USS Vancouver (LPD-2), USS Ogden (LPD-5), and USS Cleveland (LPD-7) chở theo các trực thăng quét thủy lôi CH-53 gia nhập lực lượng đặc nhiệm 78. Ảnh: Wikipedia

Trong ảnh là các tướng lĩnh Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hải quân 78. Người đứng hàng đầu, ở vị trí giữa đeo kính đen là Chuẩn Đô đốc Brian McCauley - tư lệnh Hạm đội 7 Thái Bình Dương trực tiếp tham gia chỉ huy chiến dịch "Nhát quét cuối cùng". Ảnh: Wikipedia

Ngoài các hoạt động trên biển, Mỹ triển khai máy bay trực thăng CH-53 và vận tải cơ C-130 chuyển thiết bị quét mìn hiện đại tới sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Số thiết bị này cung cấp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam tự sử dụng để rà phá thủy lôi. Ảnh: Wikipedia

Có thể nói với lực lượng đông đảo tới hàng chục tàu bè, hàng nghìn binh sĩ, đây được xem là một trong những chiến dịch quân sự trên biển lớn nhất mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả mà họ mong đợi - trình diễn kỹ thuật quân sự đỉnh cao đã không thành. Ảnh: Wikipedia

Động viên lực lượng quy mô "khủng khiếp" rà quét dọc bờ biển Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, nhưng rốt cuộc suốt gần nửa năm, cả lực lượng đặc hiệm chỉ phá được duy nhất một quả thủy lôi. Ảnh: Wikipedia

Trong ảnh, khoảnh khắc thủy lôi mà chính Hải quân Mỹ thả xuống cảng Hải Phòng được rà phá thành công ngày 9/3/1973. Bức ảnh được chụp bởi camera gắn trên trực thăng CH-53A. Và đây cũng là tất cả những gì mà nước Mỹ làm được trong chiến dịch “Nhát quét cuối cùng” kéo dài từ ngày 6/2 tới tận ngày 27/7/1973. Ảnh: Wikipedia

Quả thực là đáng xấu hổ với lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới lại không hiểu vì sao mà hàng nghìn quả thủy lôi mình tự thả xuống "mất tích" dù đem hàng chục loại tàu hiện đại rà quét nhiều tháng trời liên tục. Đó là chưa kể, Mỹ mất 2 trực thăng và một tàu chiến hư hỏng trong quá trình rà phá. Ảnh: Wikipedia

Mãi sau này, người Mỹ mới biết rằng từ trước khi mà các tàu chiến lực lượng đặc nhiệm 78 tiến vào cảng Hải Phòng, Hải quân Việt Nam cùng lực lượng dân quân du kích đã rà phá thành công hàng nghìn quả thủy lôi tinh vi, phức tạp bằng chính sức người kết hợp máy móc không quá hiện đại, kém xa trực thăng, tàu quét mìn trị giá hàng triệu USD của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Theo Kiến thức

Nguồn:vpdf.org.vn Copy link