Mỹ không bỏ rơi châu Phi cho Trung Quốc

 Một câu hỏi đang được giới phân tích Mỹ đặt ra là: “Ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực vĩ đại ở châu Phi?”.

Căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Phi bị tấn công - Ảnh 2.

Binh sĩ Mỹ tại một trại huấn luyện đặc biệt dành cho binh sĩ Somalia - Ảnh: US ARMY

Học giả Kris Osborn đã nhận xét trong bài viết trên tạp chí NI rằng, câu hỏi đó càng trở thành chủ đề nóng đối với Hoa Kỳ, trong bối cảnh Trung Quốc không chỉ là nhà cung cấp vũ khí lớn ở châu Phi, mà còn đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng kinh tế và quân sự trong khu vực.

Theo học giả này, châu Phi có thể là nơi sư tử đi lang thang, voi đi hàng đàn khắp nơi và từng đàn hươu cao cổ tấp nập trên đồng cỏ, nhưng “Lục địa Đen” đang phát triển nhanh chóng như một khu vực tập trung quân sự đáng kể của Hoa Kỳ, nói chung là do các hoạt động liên tục của Trung Quốc và Nga trong khu vực này.

“Khi chúng tôi nhìn vào châu Phi, tôi muốn nhấn mạnh với các bạn rằng mối quan tâm lớn nhất mà chúng tôi có là cách chúng tôi cạnh tranh với Nga và Trung Quốc. Từ cả khía cạnh quân sự và kinh tế, Nga và Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình” - Tướng Jeffrey Harrigian, Tư lệnh Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu-Châu Phi, nói với các phóng viên tại Hội nghị chuyên đề Hiệp hội Không quân năm 2021.

My khong bo roi chau Phi cho Trung Quoc
Theo giới phân tích, Mỹ không bỏ quên châu Phi trong chiến lược của mình

Đặc biệt, Trung Quốc không chỉ là nhà cung cấp vũ khí lớn ở châu Phi mà còn đang nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng về kinh tế và quân sự trong khu vực. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ hải quân ở một quốc gia vùng Sừng châu Phi là Djibouti, ngay cạnh căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đất nước này.

Năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và đến năm 2015, thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã đạt 300 tỷ USD, theo một bài luận từ think tank Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trung tâm châu Phi có tựa đề “Theo đuổi giấc mơ Trung Quốc thông qua châu Phi: Năm yếu tố trong Chiến lược Châu Phi của Trung Quốc. ”

Hiện nay, chỉ có khoảng 6.500 binh sĩ Hoa Kỳ hiện diện tại Châu Phi huấn luyện các lực lượng đồng minh địa phương, thực hiện một loạt các nhiệm vụ chống khủng bố và tìm cách mở rộng an ninh của Hoa Kỳ trong bối cảnh bất ổn, các mối đe dọa khủng bố và các cuộc xâm nhập độc hại từ nước ngoài.

Phần lớn tham vọng tập trung vào châu Phi của Trung Quốc có thể được mô tả dưới góc độ của một loại chủ nghĩa đế quốc kinh tế nhất định, với phạm vi lớn sự tham gia của Trung Quốc vào khu vực, tập trung vào những lĩnh vực như: Dầu thô, nguyên liệu thô và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên từ khu vực.

Báo cáo của think tank này cho biết, Trung Quốc cũng đang theo đuổi nhiều dự án xây dựng ở 51 quốc gia châu Phi.

Trong nhiều năm, châu Phi đã là một địa điểm quan trọng cho các nỗ lực chống nổi dậy và hoạt động chống khủng bố của Hoa Kỳ, tuy nhiên trong những năm gần đây, người ta ngày càng thấy rõ rằng lục địa châu Phi là một khu vực trọng tâm cần thiết cho sự cạnh tranh quyền lực lớn.

Tướng Jeffrey Harrigian nói rõ rằng, bên cạnh nhiều nhu cầu hoạt động cấp bách của châu Âu, Lầu Năm Góc và Lực lượng Không quân không quên châu Phi và theo ông, đang cố gắng “vạch trần những điều bất chính [của Trung Quốc] và tái khẳng định cam kết của chúng tôi với các đối tác châu Phi”.

Theo ông Kris Osborn, có lẽ Mỹ sẽ gửi máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tới lục địa châu Phi để làm nhiệm vụ răn đe và tương tác với các quốc gia đồng minh hoặc với mục đích đơn giản là tăng cường sự hiện diện của một “cường quốc” lớn hơn cho sự hiện diện của Mỹ ở vùng Sừng châu Phi.

Có thể Hoa Kỳ không cần phải có một lực lượng mặt đất lớn hiện diện ở khu vực này, nhưng có lẽ việc tăng cường giám sát ở độ cao lớn hơn, các cuộc tuần tra của Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay Ném bom hoặc các loại bài tập chuẩn bị chiến tranh có sức mạnh lớn khác, là đủ.

Theo Huy Bình/Đất Việt