Nancy Pelosi: Con đường đến đỉnh cao và thách thức nhiệm kỳ mới

Bà Nancy Pelosi một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước sau khi giành được nhiệm kỳ thứ 4 Chủ tịch Hạ viện Mỹ.

Nancy Pelosi, người phụ nữ quyền lực nhất trên chính trường Mỹ (Ảnh: The People)

         Nancy Pelosi, người phụ nữ quyền lực nhất trên chính trường Mỹ (Ảnh: The People)

Chiến thắng mới nhất đánh dấu một chương mới trong sự nghiệp chính trị kéo dài gần 50 năm của bà trong đảng Dân chủ - và có lẽ cũng là thách thức lớn nhất mà bà từng phải đối mặt.

Trong lúc bà Kamala Harris sắp trở thành Phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, bà Pelosi vẫn luôn là biểu tưởng người phụ nữ quyền lực nhất trên chính trường Mỹ. Tuy nhiên, người phụ nữ 80 tuổi này sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự của tân Tổng thống Mỹ. Điều đó có nghĩa rằng bà thậm chí còn không có thời gian để bày tỏ sự thất vọng về ký bầu cử tháng 11/2020 – khi thế đa số của đảng Dân chủ trong Hạ viện đang thu nhỏ dần.

Và trong hôm Chủ nhật tuần trước, mặc dù giành được nhiệm kỳ thứ 4 Chủ tịch Hạ viện, nhưng thực tế là chiến thắng của bà Pelosi rất sít sao, chủ yếu do sự phản bội của một nhóm các đồng nghiệp trong đảng Dân chủ.

Bởi vậy mà trong nhiệm kỳ mới, bà Pelosi chắc chắn cần phải thể hiện tốt những phẩm chất cá nhân của mình, vừa để tăng nhiềm tin những người ủng hộ, vừa để làm xấu hổ những người đã phản bội bà. Sự nhạy bén trong chính trị của bà Pelosi cũng cần được phát huy để giữ cho nội bộ đảng Dân chủ đoàn kết.

Gia đình truyền thống làm chính trị

Đảng Cộng hòa thường mô tả bà Pelosi như một “người tự do ở San Francisco” say mê chủ trương Chính phủ Lớn (ngược lại với đảng Cộng hòa chủ trương Chính phủ Nhỏ, giảm thiểu cơ cấu chính quyền, để người dân tự do buôn bán và tự trị) và nghiêng về cực tả khi bàn về các vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, nguồn gốc của bà lại là kiểu chính trị thực tiễn hơn nhiều, vốn bám rễ ở bờ biên kia của lục địa. Bà sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm chính trị, là người trẻ nhất trong số 7 người con ở một gia đình thuộc thành phố Bờ Đông Baltimore, bang Maryland, nơi cha bà từng là Thị trưởng.

Bà học đại học ở Washington, cũng là nơi mà bà gặp gỡ và cuối cùng kết hôn với nhà tài chính Paul Pelosi.

Ban đầu họ chuyển tới Manhattan, sau đó là San Francisco, nơi bà Pelosi bắt đầu làm một bà nội trợ. Bà sinh hạ 5 người con – 4 con gái và 1 con trai – trong vòng 6 năm.

Khởi đầu của sự vững mạnh

Nancy Pelosi: Con đường đến đỉnh cao và thách thức nhiệm kỳ mới ảnh 1

Bà Pelosi chứng kiến Tổng thống Bill Clinton ký duyệt một sắc lệnh năm 1993 (Ảnh: Getty)

Vào năm 1976, bà bắt đầu tham gia chính trị, tận dụng các mối quan hệ của gia đình mình để giúp đỡ Thống đốc California Jerrry Brown giành chiến thắng trong vòng bầu cử sơ bộ ở Maryland, trong lúc ông này tranh chức Tổng thống.

Sau đó, bà nỗ lực leo từng nấc thang quyền lực trong đảng Dân chủ và cuối cùng trở thành Chủ tịch đảng, giành được một ghế trong Quốc hội vào năm 1988. Tại Hạ viện, phong cách làm việc của bà tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của nhiều người. Do địa diện cho một bộ phận của thành phố có cộng đồng lớn người đồng tính nam, bà coi việc rót vốn cho nghiên cứu chống bệnh AIDS như một ưu tiên hàng đầu.

Trước khi trở thành chủ tịch, bà đã là thủ lĩnh phe thiểu số tại Hạ viện khóa 2003-2007 và 2011-2019.

Đạt đến đỉnh cao

Bà Nancy Pelosi từng là một trong số những người nổi bật nhất và có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong số những người công khai phản đối cuộc chiến mà Mỹ khởi xướng ở Iraq vào năm 2003.

Quan điểm này đã được chứng nhận là đúng đắn vào năm 2006, khi mà đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên trong vòng 12 năm. Điều này tạo uy tín lớn cho bà Pelosi. Bà được bầu làm Chủ tịch Hạ viện, trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ nắm giữ chức vụ này.

4 năm sau, đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện. Bất chấp bước lùi này, bà Pelosi vẫn đương đầu không mệt mỏi với nhiều thách thức và một lần nữa giành lại chức vụ Chủ tịch Hạ viện vào năm 2018.

Công việc của Chủ tịch Hạ viện là gì?

Nancy Pelosi: Con đường đến đỉnh cao và thách thức nhiệm kỳ mới ảnh 2

          Bà Pelosi thảo luận với Tổng thống Barack Obama vào năm 2014 (Ảnh: Alamy)

Chủ tịch Hạ viện là một công việc tại Quốc hội được nêu chi tiết trong Hiến pháp Mỹ. Chức vụ này chỉ xếp sau Phó Tổng thống Mỹ. Chỉ riêng văn phòng đồ sộ của Chủ tịch Hạ viện, nằm trên Đồi Capitol, đã thể hiện rõ thanh thế của công việc này, khi có ban công riêng nhìn thẳng ra Đài tưởng niệm Washington.

Đảng Dân chủ, nắm thế đa số trong Hạ viện, rõ ràng là có quyền lực lớn đối với quy trình lập pháp. Chủ tịch Hạ viện và các cấp phó của bà cùng Chủ tịch các ủy ban Hạ viện được quyền quyết định xem những dự luật nào được thông qua và tổ chức bỏ phiếu. Họ cũng đặt ra chương trình nghị sự và quyết định về các quy định tranh luận.

Nếu như một Chủ tịch Hạ viện có thể lôi kéo được phần lớn thành viên trong viện đứng về phía mình, quy trình lập pháp trong Hạ viện sẽ vận hành trơn tru như một cỗ máy. Từ năm 2009 đến năm 2011, Hạ viện dưới quyền quản lý của bà Pelosi đã thực thi một gói kích thích 840 tỉ USD, sau sự sụp đổ của nền kinh tế năm 2008.

Bà cũng thúc đẩy mạnh mẽ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (còn gọi là ObamaCare), vốn đã trở thành di sản của Tổng thống Barack Obama, tại Hạ viện và cuối cùng đặt nó ở trên bàn làm việc của Tổng thống.

Khoảnh khắc đáng chú ý nhất

Bà Nancy Pelosi từng phải đối mặt với nhiều tình huống cực kỳ khó khăn khi trở lại ghế Chủ tịch Hạ viện vào năm 2018. Vào thời điểm đó, bà trở thành chiếc “cột thu lôi” hứng chịu những cơn phẫn nộ mà đảng Cộng hòa trút vào – bỏi trong mắt đảng Cộng hòa, bà đại diện cho tầng lớp tinh túy đang thúc đẩy các khoản chi khổng lồ, cùng một nền tảng cực đoan.

Trong chiến dịch tranh cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, đối thủ nặng ký đảng Cộng hòa David Brat đã nhắc tới cái tên Nancy Pelosi và “chương trình nghị sự tự do” của bà tới 21 lần chỉ trong một cuộc tranh luận. Động thái này sau đó phản tác dụng với Brat – và cả đảng Cộng hòa – khi đảng Dân chủ giành chiến thắng lịch sử tại Hạ viện.

Nancy Pelosi: Con đường đến đỉnh cao và thách thức nhiệm kỳ mới ảnh 3

    Bà Pelosi xé toạc bài phát biểu của Tổng thống Trump (Ảnh: Guardian)

 

Nhưng lần này, ở hiện tại, bà Pelosi lại phải đối diện với 2 chướng ngại cường đại hơn nhiều là Tổng thống Donald Trump và Thủ lĩnh nhóm đa số tại Thượng viện Mitch McConnell. Bởi vậy mà các dự luật mà đảng Dân chủ của bà đã thông qua chir có thể dừng trước cửa Thượng viện.

Một trong những khoảnh khắc được coi là “để đời” của bà Pelosi chính là hành động vỗ tay đầy châm chọc sau khi ông Trump đọc Thông điệp Liên bang, thời điểm chỉ 1 tháng sau khi bà nhậm chức. Đến giờ, hình ảnh đó vẫn còn rất phổ biến trên mạng.

Và gây tranh cãi nhất, 12 tháng sau đó, bà xé toang một bản sao bài phát biểu của Tổng thống Trump ngay trước ống kính camera. Bị cáo buộc vì thái độ không tôn trọng, bà Pelosi vẫn bảo vệ hành động của mình khi gọi những lời lẽ của ông Trump lúc đó là “bản tuyên ngôn của những điều sai sự thực”.

Cách tiếp cận cứng rắn với ông Trump

Ban đầu, bà Pelosi rất do dự khi can thiệp vào quá trình luận tội Tổng thống Trump. Nhưng vào năm 2019, khi nhận thấy có nhiều thông tin cho rằng ông Trump có nhiều thỏa thuận với Ukraine, bà cuối cùng nói rằng đó là lạm dụng quyền lực, và không thể bị phớt lờ.

Tổng thống Trump từng bị cáo buộc thúc đẩy Ukraine để đào bới những thông tin gây tổn hại cho ông Joe Biden, và sử dụng nguồn viện trợ quân sự cho nước này như công cụ để ép chính quyền Kiev. Ông Trump sau đó được tha bổng tại Thượng viện.

Vào năm 2018, một số người ngay trong đảng Dân chủ đã công khai kêu gọi bà Pelosi từ chức vì sự do dự ban đầu của bà, nhưng rồi sau đó lại ấn tượng với cách làm cứng rắn của bà đối với ông Trump.

Ngoài một số cuộc trao đổi gay gắt trong Phòng Bầu dục, bà Pelosi cũng giành được nhiều chiến thắng lớn trước ông Trump, liên quan tới kế hoạch xây tường bao biên giới với Mexico và chính phủ đóng cửa.

Thách thức lớn nhất ở phía trước

Nancy Pelosi: Con đường đến đỉnh cao và thách thức nhiệm kỳ mới ảnh 4

Bà Pelosi sẽ phải đối diện với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp trong nhiệm kỳ tới (Ảnh: AP)

Nhiều người kỳ vọng rằng đảng Dân chủ sẽ củng cố thế đa số tại Hạ viện của họ trong năm 2020, nhưng rồi chỉ để nhận lấy sự thất vọng khi đảng này để mất nhiều ghế.

Đây là bước lùi có thể khiến mọi chuyện khó khăn hơn đối với bà Pelosi khi bà tiếp tục lao vào một cuộc chiến để giữ cho những người cánh tả trong đảng của bà vui vẻ.

Anthony Zurcher, bình luận viên của đài BBC, nói rằng nhiệm kỳ sắp tới của bà Pelosi cũng là thách thức chính trị lớn nhất của bà.

“Bà ấy cần phải tìm ra cách thuyết phục nhóm đa số mỏng manh của mình tiếp tục hành động, với hy vọng rằng đảng Dân chủ sẽ giành được Thượng viện hoặc thuyết phục được một nhóm những người ôn hòa trong đảng Cộng hòa để hình thành một liên minh tạo thỏa thuận trong Quốc hội” – Zurcher nói.

“Bà Pelosi hiếm khi bị lấn át trong các quy trình nghị trường và cũng không có đối thủ khi bàn về khả năng ngăn chặn người trong đảng phản bội. Bà ấy sẽ phải giữ vững sức mạnh đó, không được để xảy ra sai sót, nếu như muốn giúp ông Joe Biden có được khởi đầu mới thành công”.

Theo Viet Times

Nguồn:vpdf.org.vn Copy link