Loại công nghệ giúp tàu cá Trung Quốc che giấu hoạt động mờ ám

Nhiều con tàu phát đi vị trí giả trên hệ thống để thực hiện các hoạt động mờ ám hoặc thậm chí là trái phép. Điều này có thể tác động sâu sắc đến việc thực thi pháp luật quốc tế.

Một sáng tháng 12/2021, con tàu chở dầu có tên Reliable xuất hiện tại cầu cảng ở Venezuela. Nó đi qua hàng loạt con tàu bỏ hoang khác cũng neo đậu ở vùng biển Caribe này.

Tuy nhiên, trên màn hình máy tính, tàu Reliable lại hiển thị vị trí cách đó gần 300 hải lý. Theo dữ liệu định vị vệ tinh do Reliable truyền tải, con tàu chưa đến Venezuela trong ít nhất một thập kỷ.

toa do GPS gia anh 2

Con tàu Reliable (trên cùng) tại một nhà máy lọc dầu ở Venezuela. Ảnh: Planet Labs.

Hệ thống tinh vi

Các nhà nghiên cứu dữ liệu vận chuyển đã xác định được hàng trăm trường hợp như Reliable. Những con tàu này đã truyền đi tọa độ vị trí giả để thực hiện các hoạt động kinh doanh mờ ám và thậm chí là bất hợp pháp, đồng thời lách luật và lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong năm qua, Windward, một công ty dữ liệu hàng hải lớn, đã phát hiện hơn 500 trường hợp tàu thao túng hệ thống định vị vệ tinh để che giấu vị trí thực tế.

Các tàu thực hiện hành vi lừa dối đó bằng cách áp dụng một công nghệ mà cho đến gần đây vẫn chỉ được các lực lượng hải quân tiên tiến thế giới sử dụng.

Về bản chất, công nghệ này có tác dụng như ứng dụng VPN, khiến cho con tàu hiển thị vị trí ở một nơi, trong khi trên thực tế nó đang ở nơi khác.

Một sáng tháng 12/2021, con tàu chở dầu có tên Reliable xuất hiện tại cầu cảng ở Venezuela. Nó đi qua hàng loạt con tàu bỏ hoang khác cũng neo đậu ở vùng biển Caribe này.

Tuy nhiên, trên màn hình máy tính, tàu Reliable lại hiển thị vị trí cách đó gần 300 hải lý. Theo dữ liệu định vị vệ tinh do Reliable truyền tải, con tàu chưa đến Venezuela trong ít nhất một thập kỷ.

Ông Peled cho biết trong tương lai, công nghệ này cũng có thể được dùng cho các máy bay, vốn sử dụng bộ thu tín hiệu vệ tinh tương tự AIS. Điều này có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động khủng bố, buôn lậu và khả năng vượt biên.

“Không phải là vấn đề nếu, mà là khi nào”, ông nói.

Việc nhiều con tàu tìm cách che giấu hành trình đã xuất hiện từ lâu. Sau khi các hệ thống định vị vệ tinh trở nên phổ biến vào những năm 2000, nhiều con tàu thích nghi bằng cách tắt thiết bị theo dõi, trong khi thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.

Tuy nhiên, chiến thuật này cũng có hạn chế. Những con tàu có hoạt động mờ ám bị các ngân hàng và công ty bảo hiểm xa lánh, cũng như bị các cơ quan quản lý xem xét kỹ lưỡng.

Ông Salzman nhận định các hoạt động thao túng AIS gia tăng đã có lợi cho những kẻ gian lận vì cho phép họ thực hiện hoạt động kinh doanh bất chính, trong khi vẫn giữ được vỏ bọc chính đáng.

Công nghệ đằng sau chiến thuật này cũng ngày càng trở nên tinh vi. Nhiều con tàu đang truyền đi tọa độ bị đánh cắp từ các tàu khác, sao chép những chuyến đi thực tế.

Theo tài liệu, Reliable thuộc sở hữu của Christos Georgantzoglou, 81 tuổi, một doanh nhân người Hy Lạp. Con tàu này đã vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên ngay sau khi công ty của ông Georgantzoglou mua nó vào năm 2021 và truyền đi tín hiệu tại nhiều địa điểm xung quanh quần đảo phía đông Caribe kể từ đó, theo phân tích của Windward.

Tuy nhiên, hồ sơ của công ty dầu khí nhà nước của Venezuela cho thấy Reliable đã làm việc ở đây trong thời gian đó. Các giao dịch ấy của chủ tàu Reliable và công ty dường như trái ngược với lời hứa của hiệp hội chủ tàu của Hy Lạp vào năm 2020.

Trong khi đó, Reliable vẫn đang vận chuyển nhiên liệu quanh các cảng của Venezuela hoặc chất dầu thô lên một số con tàu đi đến châu Á ở vùng biển ngoài khơi để che giấu xuất xứ, theo hai doanh nhân dầu mỏ Venezuela.

Nó vẫn phát sóng tọa độ của một con tàu đang trôi dạt trên vùng biển Caribe.

Theo Zing News