Chuyên gia Anh dự đoán thời điểm TT Putin quyết định tấn công châu Âu: Thời khắc diệt vong cận kề?

"Các quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn của Nga tại NATO cũng đang run rẩy, khiến ta lần nữa phải tự hỏi khả năng răn đe của liên minh này thực sự đáng tin tới đâu?"- Ông Terhalle nói.

Maximilian Terhalle - giáo sư tại Đại học Hoàng đế Luân Đôn (King's College London) - đồng thời là cựu cố vấn cấp cao của Bộ Quốc phòng Anh, đã dự đoán thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tấn công liên minh châu Âu (EU).

Theo ông Terhalle, thỏa thuận giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden về đường ống dẫn khí Nord Stream 2 đã làm dấy lên lo ngại rằng điều này sẽ dẫn tới một cuộc tấn công do Nga phát động vào nước láng giềng Ukraine nói riêng và châu Âu nói chung.

Theo thỏa thuận này, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chấm dứt sự phản đối lâu nay của Washington đối với dự án Nord Stream 2.

Đây được coi là sự thay đổi lập trường của Mỹ sau nhiều năm tranh cãi về số phận của dự án trên. Trong khi đó, Đức sẽ đồng ý hỗ trợ Ukraine trong ngoại giao năng lượng và các dự án trong lĩnh vực này. Các nguồn tin cho hay, Đức đồng ý đóng góp 1 tỷ USD để giúp Ukraine chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn cũng như cải thiện an ninh năng lượng.

Vị giáo sư nhận định, quyết định này sẽ mang lại cho ông Putin lợi thế so với EU trong cuộc xung đột đang tiếp diễn với Ukraine.

Trao đổi với tờ Politico, ông Terhalle cho rằng, nhà lãnh đạo Nga sẽ lợi dụng việc Mỹ không đủ khả năng tham gia 2 cuộc chiến tranh lớn cùng lúc. Trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Âu sẽ phải tự lực phòng thủ trước cuộc tấn công mạnh mẽ của Nga.

Chuyên gia Anh dự đoán thời điểm TT Putin quyết định tấn công châu Âu: Thời khắc diệt vong cận kề? - Ảnh 1.

Mỹ-Đức đã đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí đốt của Nga (Ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Nguồn: AJ)

"Dường như Ukraine đang trên đà diệt vong. Các quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn của Nga tại NATO cũng đang run rẩy, khiến chúng ta một lần nữa phải tự hỏi khả năng răn đe của liên minh này thực sự đáng tin tới mức nào?" - Ông Terhalle nêu quan điểm.

"Tổng thống Nga chắc chắn đã được khích lệ bởi thái độ coi thường của Đức đối với những chỉ trích gay gắt từ phía Ba Lan và các quốc gia Baltic nhằm vào đường ống dẫn đầu, đó là chưa kể tới dấu hiệu gần đây từ Tổng thống Biden đã cho thấy Mỹ coi Trung Quốc là một thách thức an ninh lớn hơn Nga" - Ông Terhalle cho hay.

Theo vị giáo sư, trong tuần trước, ông Putin đã tuyên bố "kế hoạch chống Nga" [được cho là của phương Tây] đã thúc đẩy ông viết một bài luận về lý do tại sao Nga và Ukraine thực sự là một quốc gia.

"Hàm ý đã quá rõ ràng: Sudetenland, Kuwait - tiếp theo bây giờ là Ukraine?" - Ông Terhalle đặt câu hỏi.

Các cựu quan chức châu Âu trước đây đã chỉ ra "quy luật thép" trong khả năng răn đe của NATO: Nga sẽ không tấn công sườn phía đông của liên minh này chừng nào lính Mỹ còn đồn trú ở đó".

Vạch trần lý do Trung Quốc không xuất khẩu J-20: Câu hỏi liên quan tới Nga hé lộ sự thật bẽ bàng?

Năm 2017, khi Thượng viện hỏi liệu Mỹ có thể chống lại hai cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc hay không, ông James Mattis - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ - đã trả lời rõ ràng" "Không, thưa ngài!". Điều này sẽ mang lại cơ hội cho kế hoạch chiến tranh của Tổng thống Putin.

"Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ hút hết năng lực kinh tế và quân sự của Mỹ, từ đó làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Washington trong việc cung cấp khả năng răn đe ở châu Âu", ông Terhalle nói, "Do đó, cuộc xung đột ấy sẽ mang lại cho ông Putin cơ hội để khắc phục thất bại của Nga vào cuối Chiến tranh Lạnh năm 1991".

Vị giáo sư nhận định thêm rằng, liệu cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc có nổ ra hay không vẫn là một ẩn số nhưng không thể loại trừ khả năng cuộc cạnh tranh đang diễn ra có thể phát triển thành cuộc xung đột lớn.

QS

Theo Soha