Hàng trăm thành phố ven biển đang đứng trước nguy cơ biến mất

Trung tâm nghiên cứu Khí hậu Climate Central vừa công bố một nghiên cứu cho thấy cơ hội để hạn chế thiệt hại trong tương lai tại các thành phố ven biển khi nước biển dâng cao. Nghiên cứu này đã chỉ ra có tới hàng trăm thành phố ven biển và vùng đất với một tỷ người sinh sống đang bị đe dọa biến mất trong tương lai.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters xác định những địa điểm nào có thể tồn tại hay biến mất trong tương lai, từ kết quả của hành động vì khí hậu. Nghiên cứu này sẽ được thảo luận trong hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc trong Hội nghị COP26 sắp tới (diễn ra từ ngày 1 đến 12/11 tại Glasgow, Scotland).

Hàng trăm thành phố ven biển đang đứng trước nguy cơ biến mất
Tương lai của trái đất sẽ có phần chìm ngậm trong nước biến và một phần trở thành sa mạc.

Nghiên cứu này, kết hợp với dữ liệu và hình ảnh từ Google Earth, cho phép minh họa chính xác mực nước trong tương lai ở hơn 200 địa điểm ven biển trên khắp thế giới. Bộ dữ liệu có tên “Hình ảnh tương lai của chúng ta” bao gồm video mô phỏng và hình ảnh kết xuất chân thực về mực nước biển trong nhiều thế kỷ tương lai quanh các địa điểm và cộng đồng dân cư mang tính biểu tượng.

Một bản đồ tương tác mới trong công cụ sàng lọc rủi ro ven biển của Climate Central có tên Warming Choices, đối chiếu sự hội tụ các dòng hải lưu trong tương lai - được phân biệt để thể hiện vùng đất có thể được bảo vệ hoặc sẽ biến mất, tùy thuộc vào mức độ nóng lên của hành tinh do hoạt động của con người - đối với gần như tất cả khu dân cư ven biển trên Trái đất.

Giống như nghiên cứu và bộ dữ liệu hình ảnh, bản đồ được xây dựng dựa trên các dự báo về mực nước biển trong nhiều thế kỷ từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), cùng với mô hình toàn cầu tiên tiến nhất trên thế giới về độ dâng của mực nước ven biển có tên CoastalDEM (phiên bản 2.1, phát hành tháng 9/2021).

Hàng trăm thành phố ven biển đang đứng trước nguy cơ biến mất
Đồ họa cho thấy TP Hồ Chí Minh vả cả vùng Nam Bộ có thể bị nước biển dìm ngập vào năm 2050.

Theo đó, một số thành phố lớn trên thế giới như Mumbai (Ấn Độ), Tokyo (Nhật Bản), Miami (Hoa Kỳ) hay Jakarta (Indonexia), Bangkok (Thái Lan) và cả TP Hồ Chí Minh (Việt Nam) có thể trở thành các Alantic trong vài thập niên tới khi cbị nước biển xâm nhập toàn bộ.

Nghiên cứu của Climate Central cùng tất cả các hình ảnh và ước tính liên quan được cung cấp miễn phí để hỗ trợ báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các mục tiêu giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu, được nêu lên trong COP26.
 
Theo PetroTimes