Kỳ nghỉ hè thành chuyến lưu lạc 3 năm: Người hùng bất ngờ cứu mạng 800 đứa trẻ Liên Xô "xấu số"

Kỳ nghỉ hè bình thường ở Dãy núi Ural bất ngờ biến thành một cuộc phiêu lưu kéo dài ba năm xuyên nửa thế giới của một nhóm học sinh Liên Xô.

Kỳ nghỉ hè thành chuyến lưu lạc 3 năm: Người hùng bất ngờ cứu mạng 800 đứa trẻ Liên Xô "xấu số"
Ảnh: RBTH

Trang tư liệu Nga Russia Beyond (RBTH) ghi lại, vào ngày 18/5/1918, gần 800 trẻ em rời Petrograd (St. Petersburg ngày nay) để đi nghỉ hè ở Dãy Ural. Không ai ngờ rằng trong một khoảng thời gian ngắn, những đứa trẻ lại gặp nguy hiểm đến tính mạng, phải phiêu lưu nửa vòng trái đất và trở về nhà sau 2 năm rưỡi.

Lạc đường

Vào tháng 11 năm 1917, Petrograd đã sống qua cuộc cách mạng của người Bolshevik và phải đối mặt với một mùa đông mà nạn đói hoành hành. Vào mùa xuân, các cơ sở giáo dục cùng các bậc phụ huynh đã quyết định gửi 11.000 trẻ em tới các "trại dinh dưỡng mùa hè dành cho trẻ em" xuất hiện rải rác trên khắp đất nước. Mục đích của các chương trình này là để cải thiện tình trạng sức khỏe của các trẻ em. Khoảng 800 đứa trẻ không may mắn, cùng với vài trăm người lớn, họ bắt đầu hành trình xấu số đến Dãy núi Ural.

Kỳ nghỉ hè thành chuyến lưu lạc 3 năm: Người hùng bất ngờ cứu mạng 800 đứa trẻ Liên Xô xấu số - Ảnh 1.

Ảnh: RBTH

Kết cục là, cuộc hành trình của họ không thể tệ hơn. Đoàn tàu chở lũ trẻ về hướng Đông, tại đây, một cuộc nổi dậy chống lại người Bolshevik đang diễn ra sôi nổi. Chỉ trong vòng vài tuần, một vùng rộng lớn của Siberia và Ural chìm trong nội chiến.

Trong tâm chấn của chiến tranh, những đứa trẻ trở thành những nhân chứng bất đắc dĩ. Có ngày, khu vực trại của họ thuộc quyền kiểm soát của Hồng quân, ngày hôm sau lại thuộc kiểm soát của Bạch vệ. Một trong những nữ trại viên kể lại: "Đường phố bị 'xé toạc' bởi tiếng súng và chúng tôi phải nấp dưới chân ghế, run sợ khi những người lính bước qua phòng mình cùng những lưỡi lê."

Vào cuối năm 1918, các học sinh trường Petrograd ở trong đội hậu phương của quân Bạch vệ dưới sự chỉ huy của ông Alexander Kolchak đang tiến về phía Tây, và lúc này, họ đơn giản là không thể quay về nhà. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi tiền và thực phẩm nhanh chóng hết và những đứa trẻ vẫn mặc quần áo mùa hè khi mùa đông đang đến gần.

Cứu trợ

Kỳ nghỉ hè thành chuyến lưu lạc 3 năm: Người hùng bất ngờ cứu mạng 800 đứa trẻ Liên Xô xấu số - Ảnh 2.

Ảnh: RBTH

Bất ngờ vào thời điểm đó, Hội Chữ thập đỏ Mỹ hoạt động ở Nga lại quan tâm đến những học sinh này. Hội đã tập hợp những đứa trẻ từ tất cả các trại và đưa chúng tới thành phố Mias, miền Nam Urals. Họ cung cấp cho bọn trẻ quần áo ấm, những thứ cần thiết cho nhu cầu hằng ngày như những bữa ăn và thậm chí nối lại hoạt động giáo dục.

Bất cứ khi nào có thể, người Mỹ đều thông báo cho chính phủ Liên Xô về cuộc sống trong trại và chuyển thư từ những đứa trẻ đến cha mẹ chúng - những người đang phát điên vì lo lắng ở Petrograd. Các bên đã thảo luận về khả năng sơ tán những đứa trẻ nhưng đều không có kết quả.

Sau thất bại của Chỉ huy Bạch vệ Kolchak vào mùa hè năm 1919, và khi Hồng quân tiếp cận khu vực đóng trại, Hội Chữ thập đỏ Mỹ quyết định đưa những đứa trẻ rời khỏi khu vực chiến tranh và tiến sâu hơn vào Siberia và sau đó đến Đảo Russky gần Vladivostk.

Vào mùa xuân năm 1920, Mỹ bắt đầu sơ tán quân đội của mình khỏi vùng Viễn Đông của Nga, và phái bộ Chữ thập đỏ Mỹ rời khỏi đất nước cùng với họ. Hội không muốn để lại bọn trẻ nhưng không thể dắt chúng đi cùng. Sau đó, người Mỹ quay sang tìm sự hỗ trợ từ Nhật, quyết định di tản bọn trẻ sang Pháp.

Người từng làm việc cho Hội Chữ thập đỏ Riley Allen đã thuê một tàu chở hàng của Nhật Bản. Chủ tàu Ginjiro Katsuta đã trang bị lại toàn bộ còn tàu bằng tiền của mình để sơ tán các hành khách nhỏ tuổi: giường và quạt được lắp đặt và một bệnh xá được xây dựng.

Vào ngày 13/7/1920, tàu Yomei Maru, với lá cờ của Mỹ và Nhật Bản phấp phới trên cột buồm cùng một chữ thập đỏ khổng lồ trên ống khói đã tời cảng Vladivostok và lên đường. Mãi sau này, người ta mới biết rằng con tàu đang thực hiện một chuyến đi gần như vòng quanh thế giới.

Nửa vòng trái đất

Theo lời khuyên của các bác sĩ, con đường ngắn nhất xuyên Ấn Độ Dương đã bị phản đối. Trong thời điểm nóng đỉnh điểm của mùa hè, thời tiết sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em. Con tàu đã băng qua Thái Bình Dương, tới San Fransisco và từ đó đi qua Kênh đào Panama đến New York. Yomei Maru và những hành khách nhỏ tuổi đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng Mỹ.

Cập cảng, rất nhiều nhà báo đã tới ghi nhận tin tức, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson và phu nhân cũng đã gửi lời chúc mừng.

Kỳ nghỉ hè thành chuyến lưu lạc 3 năm: Người hùng bất ngờ cứu mạng 800 đứa trẻ Liên Xô xấu số - Ảnh 4.

Ảnh: RBTH

"Nhiều tổ chức ở New York đã tổ chức các hoạt động giải trí cho trẻ em mỗi ngày. Chuyến du thuyền dọc theo sông Hudson, bữa tiệc ở Công viên Bronx và chuyến tham quan thành phố đã được tổ chức với quy mô hoành tráng," thuyền trưởng con tàu Nhật Bản Motoji Kayahara nhớ lại.

Bởi nội chiến ở Nga vẫn đang diễn ra, Hội Chữ thập đỏ Mỹ đã lên kế hoạch để những đứa trẻ ở Petrograd sang Pháp một thời gian. Chỗ ở đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, quyết định này gây ra phản đối mạnh mẽ.

Cuối cùng, người ta quyết định đưa bọn trẻ đến Phần Lan - nước láng giếng trên đất Nga Xô Viết. Biển Baltic - nơi có hàng chục quả mìn đã được thả trôi từ thời Thế chiến I là phần nguy hiểm nhất của cuộc hành trình. Con tàu buộc phải đi chậm rãi, đổi hướng liên tục và đôi khi phải dừng lại không chỉ ban đêm mà còn cả ban ngày.

Kỳ nghỉ hè thành chuyến lưu lạc 3 năm: Người hùng bất ngờ cứu mạng 800 đứa trẻ Liên Xô xấu số - Ảnh 5.

Ảnh: RBTH

Ngày 10/10/1920, Yomei Maru cập cảng Koivisto của Phần Lan, chỉ cách biên giới vài chục kilomet, nơi kết thúc cuộc hành trình dài. Từ đây, những đứa trẻ được chuyển gia theo nhóm tại các trạm kiểm soát biên giới cho phía Liên Xô.

"Kể từ khi rời Vladivostok, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua cái nóng và cái lạnh, hơn ba tháng qua bọn trẻ kết bạn với các thành viên thủy thủy và liên tục nói tạm biệt với tâm trạng buồn bã," Kayahara nhớ lại.

Những học sinh cuối cùng của chuyến du hành trở về nhà vào tháng 2/1921.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

 

Nguồn:vpdf.org.vn Copy link