"G7 cuối cùng" gây bão ở Trung Quốc: Lời nhắc nhở mạnh mẽ về "Thế kỷ ô nhục"

Một hình ảnh biếm họa từ Trung Quốc nhằm chế giễu nỗ lực gây sức ép lên Bắc Kinh của nhóm G7 đang được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội nước này.

Ảnh biếm họa hội nghị G7 gây sốt ở Trung Quốc

Theo Thời báo Hoàn Cầu, ảnh biếm họa có tên là "G7 cuối cùng" do tác giả Bantonglaoatang đăng tải trên mạng Weibo hôm thứ Bảy, 12/6, được dựa trên bức danh tác "Bữa tiệc cuối cùng" của Leonardo da Vinci.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 tổ chức tại Cornwall, Anh, hồi cuối tuần qua được xem là một nỗ lực mạnh mẽ của Mỹ nhằm vận động các đồng minh chống lại Trung Quốc.

Trong ảnh chế "G7 cuối cùng", Bantonglaoatang vẽ 9 con vật - là hình ảnh đại diện cho các quốc gia Mỹ, Anh, Italy, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Australia, và Ấn Độ - tề tựu xung quanh chiếc bàn dài với một chiếc bánh có hình ảnh bản đồ Trung Quốc trên đó.

Phần trên của bức ảnh là hàng chữ "Thông qua việc này, chúng ta vẫn có thể cai trị thế giới".

Động vật trong bức ảnh thể hiện những biểu cảm và cử chỉ khác nhau, ngụ ý rằng mỗi thành viên G7 đều có tính toán riêng trong khi tham gia "âm mưu chung" là trấn áp Trung Quốc và duy trì vị thế của phương Tây.

Bức ảnh biếm họa "G7 cuối cùng" đã gây bão trên Weibo vào cuối tuần qua. Hàng nghìn người dùng mạng khen ngợi tác giả đã thể hiện một cách sinh động và thẳng thắn "những ý đồ xấu" của phương Tây nhằm bao vây Trung Quốc.

"Nhưng đây có lẽ là 'bữa tiệc cuối cùng' của họ," một người dùng mạng châm biếm. "Với những lập trường khác nhau, vì nhiều lợi ích riêng, những quốc gia và vùng lãnh thổ này không thể tạo thành một nhóm thực thụ chống lại Trung Quốc."

G7 cuối cùng gây bão ở Trung Quốc: Lời nhắc nhở mạnh mẽ về Thế kỷ ô nhục - Ảnh 1.

Tranh biếm họa về hội nghị G7 năm 2021 được chia sẽ rộng rãi trên mạng Internet ở Trung Quốc

Người Trung Quốc chế giễu phương Tây

Đại bàng đầu trắng (bald eagle) - biểu tượng của nước Mỹ, đội mũ quả dưa hình quốc kỳ Mỹ, ngồi ở vị trí giữa bàn giống như Chúa Jesus trong bức "Bữa tiệc cuối cùng". Trước mặt đại bàng là máy in tiền đang in giấy vệ sinh thành những đồng đô la, và con số trên hóa đơn ngày càng lớn hơn - từ 2 nghìn tỷ USD lên 8 nghìn tỷ USD.

Ngoài ra, dưới chân đại bàng còn có một móc sắt, và hai miếng bông có dính máu ở gần tay của nó trên bàn, được mô tả là "những tích lũy [tư bản] của Mỹ được gây dựng dựa trên áp bức chủng tộc" - theo video phân tích của nickname "sharp-tongued pumpkin".

Video này đã nhận được hơn 700.000 lượt xem trên nền tảng Bilibili trong vòng 1 ngày sau khi đăng tải vào chiều 12/6.

Hoàn Cầu bình luận, hình ảnh đại bàng trong bức biếm họa thể hiện nước Mỹ "hung hăng nhưng yếu đuối và đang mắc kẹt trong khủng hoảng nợ gia tăng cùng xung đột sắc tộc, nhưng vẫn chĩa mũi mũi dùi vào Trung Quốc".

Ngồi trên trái đại bang là sói xám đội chiếc mũ có cờ Italy, với động tác tay giống như nói "Không" với đề nghị của Mỹ về gây sức ép với Trung Quốc. Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia vào sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Bên cạnh sói xám là một chú chó giống Akita đại diện cho Nhật Bản. Trên mạng xã hội Weibo, người dùng mạng Trung Quốc mô tả chú chó bận rộn phục vụ "thức uống" cho những người khác trên bàn tiệc bằng cách đổ chất lỏng phóng xạ màu xanh. Một số cư dân mạng còn cho rằng hình ảnh này thể hiện nước bị ô nhiễm mà Nhật Bản có kế hoạch thải ra Thái Bình Dương từ nhà máy hạt nhân Fukushima bị phá hủy trong thảm họa sóng thần năm 2011.

Ngồi kế chó Akita là kangaroo - đại diện cho Australia - với tay trái "thò" vào số tiền mà Mỹ đang tin ra, trong khi tay phải cầm chắc một chiếc túi. Truyền thông trong nước Trung Quốc chỉ trích Australia tích cực hợp tác với Mỹ nhằm kiềm chế Bắc Kinh trong khi vẫn sẵn sàng kiếm tiền từ đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.

G7 cuối cùng gây bão ở Trung Quốc: Lời nhắc nhở mạnh mẽ về Thế kỷ ô nhục - Ảnh 2.

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel bên cạnh các lãnh đạo của nhóm G7 tại hội nghị thượng đỉnh năm 2018 (Ảnh: Jesco Denzel /Bundesregierung via Getty Images)

Ở góc trái ảnh biếm họa là diều hâu đen, được cho là mô phỏng tư thế của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một hình ảnh được ghi lại của bà tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào năm 2018.

Theo Hoàn Cầu, Đức - tương tự với chú gà trống Pháp ngồi yên lặng ở phía đối diện của chiếc bàn - dường như quan tâm đến những vấn đề của châu Âu và ít nhiệt tình hơn với nghị trình của Mỹ.

Sư tử Anh và chuột hải ly Canada ngồi giữa đại bàng và gà trống là những đồng minh thân cận của Mỹ trong nhóm Ngũ Nhãn (Five Eyes). Hình ảnh con búp bê mà chuột hải ly cầm trên tay thể hiện CEO Meng Wanzhou của hãng viễn thông Huawei, hiện đang bị tạm giữ và xét xử tại Canada.

Ngồi ở góc ngoài cùng bên phải của “bàn tiệc” là hình ảnh chú voi tượng trưng cho Ấn Độ, trong tư thế truyền dịch giống như một bệnh nhân. Ấn Độ đang trải qua giai đoạn khó khăn để vượt qua đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng tại nước này.

Hoàn Cầu cho hay, bên dưới bàn tiệc còn có hình ảnh một chú ếch xanh tìm cách với lên mặt bàn và đưa tiền vào tay... Mỹ. Cộng đồng mạng Trung Quốc tin rằng đây là tượng trưng cho phe ủng hộ ly khai ở đảo Đài Loan.

Nét tương đồng với những hình ảnh thời "Thế kỷ ô nhục"

G7 cuối cùng gây bão ở Trung Quốc: Lời nhắc nhở mạnh mẽ về Thế kỷ ô nhục - Ảnh 3.

"G7 cuối cùng" - với hình ảnh chiếc bánh có bản đồ Trung Quốc - có nét tương đồng với những tranh vẽ từng được phổ biến rộng rãi vào hơn 1 thế kỷ trước, trong thời kỳ Bắc Kinh gọi là "Thế kỷ ô nhục" mà Trung Quốc bị các cường quốc Đông-Tây xâu xé.

Một trong những ảnh minh họa chính trị nổi tiếng trên tạp chí Le Petit Journal (Pháp) vào tháng 1/1898 với chú thích "Trung Quốc, miếng bánh của các vị vua và hoàng đế". Bức vẽ mô tả các nước lớn đang chia năm xẻ bảy "chiếc bánh pizza" Trung Quốc, trong khi hoàng đế triều Thanh đứng phía sau ngăn cản trong bất lực. Các nhân vật trong tranh đại diện cho Anh, Đức, Nga, Pháp và Nhật Bản.

Trong bức tranh biếm họa nổi tiếng khác xuất bản bởi Keppler & Schwarzmann vào tháng 5/1898, các nhân vật tượng trưng cho Anh, Pháp, Nga, Đức và Nhật Bản cũng cầm gươm để chia chác miếng bánh khổng lồ đại diện cho Trung Quốc.

"Thế kỷ ô nhục", hay "quốc nhục trăm năm", là cụm từ được một số học giả và quan chức Trung Quốc sử dụng để mô tả giai đoạn lịch sử từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế 20. Đây là thời kỳ Trung Quốc trở nên suy yếu và phải ký kết nhiều thỏa thuận bất bình đẳng với các cường quốc, mở đầu từ thất bại trước Anh trong Chiến tranh nha phiến thứ nhất (1839-1840

 
G7 cuối cùng gây bão ở Trung Quốc: Lời nhắc nhở mạnh mẽ về Thế kỷ ô nhục - Ảnh 4.

Theo Soha