Đại sứ Nga: Chỉ có thể loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an nếu LHQ giải tán

Phó đại diện thường trực của phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky nói rằng việc loại trừ nước này khỏi Hội đồng Bảo an chỉ có thể xảy ra nếu Liên Hợp Quốc bị giải tán.

Bình luận của ông Dmitry Polyansky được đưa ra như lời đáp trả lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 28/6. Khi đó, nhà lãnh đạo Ukraine đòi tước bỏ tư cách thành viên thường trực của Nga tại Hội đồng Bảo an.

Ông Polyansky nhận định phát ngôn của tổng thống Ukraine “không được xem xét kỹ lưỡng”, theo hãng thống tấn Nga TASS ngày 2/7.

“Ai cũng nhận ra rằng kịch bản này chỉ có thể xảy ra nếu Liên Hợp Quốc bị giải tán và thành lập mới”, Đại sứ Polyansky nói.

"Cả ông Zelensky và phái viên của Ukraine tại Liên Hợp Quốc đều đang lãng phí sức lực, thỉnh thoảng tuyên bố rằng chúng tôi (Nga) không có quyền đối với chiếc ghế (tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc) này, rằng chúng tôi đang giữ nó một cách bất hợp pháp sau khi Liên Xô tan rã”, ông nói.

"Đây là điều hoàn toàn vô nghĩa, chúng tôi đã giải thích, và ngay cả các quan chức Liên Hợp Quốc cũng đã giải thích rõ ràng”, đại diện Nga nhấn mạnh.

Bình luận của ông Dmitry Polyansky được đưa ra như lời đáp trả lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 28/6. Khi đó, nhà lãnh đạo Ukraine đòi tước bỏ tư cách thành viên thường trực của Nga tại Hội đồng Bảo an.

Ông Polyansky nhận định phát ngôn của tổng thống Ukraine “không được xem xét kỹ lưỡng”, theo hãng thống tấn Nga TASS ngày 2/7.

“Ai cũng nhận ra rằng kịch bản này chỉ có thể xảy ra nếu Liên Hợp Quốc bị giải tán và thành lập mới”, Đại sứ Polyansky nói.

"Cả ông Zelensky và phái viên của Ukraine tại Liên Hợp Quốc đều đang lãng phí sức lực, thỉnh thoảng tuyên bố rằng chúng tôi (Nga) không có quyền đối với chiếc ghế (tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc) này, rằng chúng tôi đang giữ nó một cách bất hợp pháp sau khi Liên Xô tan rã”, ông nói.

"Đây là điều hoàn toàn vô nghĩa, chúng tôi đã giải thích, và ngay cả các quan chức Liên Hợp Quốc cũng đã giải thích rõ ràng”, đại diện Nga nhấn mạnh.

 

Nga o Hoi dong Bao an anh 1

Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky. Ảnh: AP.

Ngoài những phát ngôn mạnh mẽ tại Liên Hợp Quốc, Nga gần đây cũng đã có các chiến thuật mạnh mới để đáp trả lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Tổng thống Vladimir Putin mới đây sắc lệnh nhắm vào dự án xuất khẩu dầu khí Sakhalin-2, trong đó Shell và hai công ty thương mại Nhật Bản Mitsui và Mitsubishi nắm giữ 50% cổ phần.

Theo sắc lệnh, một công ty mới sẽ được tạo ra để tiếp quản tất cả quyền và nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment. Sắc lệnh cho ba nhà đầu tư nước ngoài một tháng để yêu cầu chính phủ Nga giữ lại cổ phần của họ trong doanh nghiệp mới, theo New York Times.

Gazprom, công ty độc quyền về khí đốt tự nhiên của Nga, có 50% cổ phần kiểm soát tại Sakhalin-2. Shell, gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu, chiếm 27,5% cổ phần, trong khi Mitsui và Mitsubishi, hai công ty năng lượng có trụ sở tại Nhật Bản, nắm giữ tổng cộng 22,5% cổ phần.

Shell trước đây cho biết họ có kế hoạch rút khỏi liên doanh như một phần trong kế hoạch rút khỏi Nga. Tập đoàn năng lượng châu Âu hôm 1/7 nói rằng họ đang "đánh giá" tác động từ động thái mới của Nga, nhưng từ chối bình luận thêm.

Nga o Hoi dong Bao an anh 2

Nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng của dự án Sakhalin-2 ở Prigorodnoye, Nga, ngày 13/10/2006. Ảnh: Reuters.

Sắc lệnh của Điện Kremlin là động thái đầu tiên của Nga trong việc kiểm soát một dự án dầu khí quốc tế kể từ khi bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine

Sắc lệnh mới của Nga có thể chưa gây ra nhiều thiệt hại ngay lập tức cho Shell, công ty năng lượng lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên, nó có thể báo trước những chiến thuật mạnh tay khác chống lại các công ty năng lượng phương Tây vẫn có tài sản ở Nga.

Theo Zing News