Vùng Sahel đổi thời, phương Tây thất thế

Sau Pháp và Mỹ, Đức là quốc gia thành viên khối phương Tây cuối cùng triệt thoái hết quân đội ra khỏi Niger.

Cách đây gần 10 năm, cả ba nước này đều thiết lập căn cứ quân sự ở Niger với danh nghĩa triển khai quân đội đồn trú để chống khủng bố, đặc biệt nhằm vào tàn binh của tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng (IS) ở vùng Sahel và ở châu Phi. Thực chất, mục tiêu của bộ ba này còn là gây dựng, tăng cường vai trò và ảnh hưởng chính trị an ninh, sự hiện diện quân sự trực tiếp ở vùng Sahel, lấy vùng này làm bàn đạp để mở rộng ra khắp châu Phi nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ở khu vực.

Vùng Sahel đổi thời, phương Tây thất thế- Ảnh 1.

Quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ không quân căn cứ ở Niger

ẢNH: KHÔNG QUÂN MỸ

Cuộc đảo chính quân sự lần lượt xảy ra ở Mali, Niger và Burkina Faso đã làm cho chiến lược vừa nêu bị phá sản. Họ đã tìm mọi cách để cứu vãn nhưng không thể cứu vãn và buộc phải thu quân. Nguyên do chính là chẳng những không chịu công nhận chính quyền quân sự ở Burkina Faso, Mali và Niger, các nước phương Tây còn gây áp lực quốc tế đối với chính quyền quân sự ở các nước này. Vì thế, hai bên không thể đạt được thỏa thuận mới về việc tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự và sự hiện diện quân sự trực tiếp của Mỹ, Pháp và Đức. Trong khi đó, các nước châu Phi này chuyển sang tăng cường hợp tác với Nga và Trung Quốc, dựa cậy vào sự hậu thuẫn chính trị, kinh tế, tài chính và cả quân sự của Nga và Trung Quốc.

Thất thế sau đổi thời ở vùng Sahel đang ảnh hưởng tai hại đến vị thế, vai trò và ảnh hưởng của các nước phương Tây trên nhiều phương diện ở châu Phi.

Theo Thanh Niên